Trẻ nhỏ hiếu động, nghịch ngợm có lẽ là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu trẻ nghịch ngợm thái quá, không biết nghe lời kèm theo đó là những hành vi chống đối thì cha mẹ cần sớm có những biện pháp để dạy bảo, uốn nắn con, tránh ảnh hưởng đến hành vi, tính cách của con sau này. Cùng Trung tâm Dạy Trẻ Tự Kỷ Hà Nội Kiên Nhân tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Tại sao trẻ nghịch ngợm không nghe lời cha mẹ?
Nhiều người luôn gán cho một đứa trẻ nghịch ngợm không nghe lời là những đứa trẻ “hư”, “ngỗ nghịch”, nhưng lại không tìm hiểu kỹ lý do tại sao trẻ hành xử như vậy. Thực tế chẳng có đứa trẻ nào mới sinh ra đã mang sẵn trong mình bản chất nghịch ngợm hay ngoan ngoãn, mà nó là do cha mẹ, người lớn, bạn bè và môi trường xung quanh tác động. Bởi vậy, thay vì trách móc, đánh mắng khi trẻ nghịch ngợm, cha mẹ hãy dành chút thời gian ngẫm lại bản thân xem mình đã thực sự là một tấm gương tốt để con học theo hay chưa.

Tuy nhiên, nếu trẻ quá nghịch ngợm hay có hành vi chống đối cha mẹ, kèm theo đó là sự kém tập trung, chú ý,… gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, học tập thì rất có thể trẻ mắc phải chứng tăng động giảm chú ý – một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ. Với trường hợp này, cha mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp kịp thời.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ không nghe lời?
Dưới đây là 8 cách hay mà cha mẹ có thể tham khảo để giúp con trở nên ngoan ngoãn, bớt nghịch ngợm và biết nghe lời hơn:
Cha mẹ cần kiểm soát cảm xúc của chính mình
Đừng mất bình tĩnh và la hét, cáu gắt với trẻ, vì điều này có thể khiến chúng ngừng nghịch ngợm trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng về sau trẻ sẽ bắt chước cách hành xử của bạn và thể hiện tương tự trong mọi tình huống. Đặc biệt, dù tâm trạng có tồi tệ đến mức nào bạn cũng tuyệt đối không được trút giận lên trẻ.

Nhất quán khi thiết lập quy tắc cho con
Mặc dù nhiều cha mẹ đã thiết lập ra nhiều quy tắc nhưng thực hiện không rõ ràng, nghiêm túc nên không mang lại nhiều hiệu quả. Chẳng hạn khi con nghịch ngợm, không chịu ngồi yên ăn uống, cha mẹ liền đưa ra hình phạt sẽ không cho con xem chương tivi nữa. Nhưng đến tối, do con cứ mè nheo, khóc lóc, cha mẹ lại mềm lòng cho con xem. Bởi vậy, mặc dù biết hình phạt cho những hành vi không đúng của mình, nhưng trẻ không hề sợ vì nghĩ rằng chỉ cần mình đòi hỏi là được.
Khen thưởng đúng chỗ, trách phạt đúng lúc
Khi trẻ có những hành vi đúng đắn, cha mẹ nên dành những lời khen ngợi hoặc phần thưởng giúp động viên tinh thần để trẻ tiếp tục cố gắng làm nhiều điều đúng đắn hơn. Tuy nhiên, khi trẻ nghịch ngợm quá mức, không nghe lời người lớn, cha mẹ cũng nên đưa ra những hậu quả thật cụ thể và áp dụng ngay để trẻ dần thay đổi tốt hơn.
Không nên dùng “đòn roi” khi dạy con
Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, giáo dục con cái bằng roi vọt không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ, thậm chí càng khiến trẻ trở nên nghịch ngợm, bốc đồng hay phát sinh hành vi chống đối. Bởi vậy, khi trẻ nghịch ngợm quá mức, cha mẹ nên khuyên bảo, nhắc nhở nhẹ nhàng để trẻ dần hiểu ra những hành vi sai trái của mình, tư đó tự sữa chữa tốt hơn.
Theo dõi những chương trình con đang xem
Nhiều trẻ em bị ảnh hưởng bởi những chương trình ti vi hay các video mà chúng xem hàng ngày. Do vậy, bạn nên theo dõi hoặc thậm chí là hạn chế với những chương trình có nội dung tiêu cực để tránh ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.
Hãy cho con quyền được “tự quyết”
Cha mẹ hãy cho trẻ tự quyết định một số công việc của bản thân nhưng cần trong giới hạn của sự lựa chọn. Chẳng bạn có thể gợi ý cho con rằng: “Con muốn đi giày trắng hay đen? Con thích ăn trứng luộc hay trứng rán?”… Điều này giúp trẻ cảm thấy bản thân được tôn trọng và từ đó có trách nhiệm hơn với mọi việc.

Hãy luôn là những người bạn của trẻ
Điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy trở thành những người bạn để trẻ tâm sự, trò chuyện, từ đó có thể hiểu rõ tâm lý, tính cách và những khó khăn trẻ gặp phải, đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp con xử lý với mọi tình huống trong cuộc sống.
Hãy nhìn nhận những sai lầm của con một cách bình tĩnh và khách quan, ngay cả khi trẻ nghịch ngợm không nghe lời. Bởi khi bạn nóng giận, mất bình tĩnh hoặc quá khắt khe với con thì càng khiến chúng trở nên bốc đồng, nghịch ngợm hơn. Tôn trọng, yêu thương và quan tâm trẻ chính là nhân tố quyết định đến thành công trong việc giáo dục con cái. Khi cần hỗ trợ trong việc dạy trẻ không nghe lời. Cha mẹ có thể liên hệ Trung Tâm Kiên Nhân để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ:
TRUNG TÂM DẠY TRẺ TỰ KỶ KIÊN NHÂN
Địa chỉ: 114, Ngõ 31 Lương Định Của, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 098.689.9986 – 090.818.1977
Email: info@trungtamkiennhan.com
Website: https://trungtamkiennhan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamkiennhan/