Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the woosidebars domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/cvihprnchosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 6121
#1 Trẻ Khó Ngủ Về Đêm - Nguyên Nhân và Cách Xử Lý

Trẻ Khó Ngủ Về Đêm – Nguyên Nhân và Cách Xử Lý

tre ngu dem 3 trungtamkiennhan.com

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe con người, đặc biệt với trẻ nhỏ. Đây không chỉ là lúc sạc đầy năng lượng cho ngày mới hôm sau, mà còn là thời điểm để phát triển trí não, tăng cường sức đề kháng và thể lực của trẻ. Bởi vậy trẻ khó ngủ về đêm, ngủ không sâu giấc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, từ chiều cao, cân nặng cho đến trí tuệ của con

7 nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ về đêm

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay trằn trọc về đêm,… nguyên nhân thường là do thiếu canxi, vitamin D. Khi bị thiếu những dưỡng chất này, trẻ không chỉ bị còi xương, suy dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, khiến giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn, gây khó ngủ hoặc ra mồ hôi trộm.

7 nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ về đêm
7 nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ về đêm

Điều kiện phòng ngủ không phù hợp

Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị kích động khi gặp những tác động từ môi trường như: tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ phòng,… Những tác động này sẽ làm cho trẻ khó ngủ về đêm, ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình và quấy khóc.

Rối loạn lo âu, trầm cảm

Tâm lý sợ hãi, mệt mỏi quá mức có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ trằn trọc, khó ngủ về đêm.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Là tình trạng rối loạn hô hấp trong giấc ngủ, trẻ hay ngáy, khó thở, ngưng thở vài giây khi ngủ và dễ thức giấc giữa đêm.

Mắc bệnh về đường hô hấp 

Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi,… có thể gặp các triệu chứng sốt, hắt hơi, sổ mũi, ho, khó thở… Những biểu hiện này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ mệt mỏi và hay quấy khóc về đêm.

Tăng động giảm chú ý

Nhiều số liệu thống kê cho thấy, trên 50% trẻ tăng động giảm chú ý gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ kéo dài, nguyên nhân là do não bộ trẻ luôn trong trạng thái kích thích quá mức. Trẻ sẽ thường lo lắng, bồn chồn, chân tay ngọ nguậy liên tục nên rất khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, mộng mị và hay tỉnh giấc quấy khóc về đêm.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc trị cảm lạnh, chống dị ứng, thuốc điều trị tăng động giảm chú ý, thuốc chống trầm cảm hay thuốc kháng động kinh,… có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến trẻ trằn trọc khó ngủ về đêm. Cha mẹ cần thông báo với bác sĩ ngay để được hiệu chỉnh liều, thời gian sử dụng hoặc thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn, không nên tự ý giảm liều hoặc ngưng bỏ thuốc.

Cha mẹ phải làm gì để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn?

Để nhanh chóng giúp con cải thiện giấc ngủ, cha mẹ cần kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau, bao gồm:

Cha mẹ phải làm gì để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn?
Cha mẹ phải làm gì để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn?

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Cha mẹ hãy chọn cho trẻ những loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi, cùng các khoáng chất thiết yếu như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, sữa, sữa chua, phomai, trứng, các loại đậu (đậu nành, đậu đỏ, đậu đen,…), rau có màu xanh lá (rau chân vịt, cải xoăn, cải bắp,…), các loại nấm,… Ngoài ra, cha mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung vitamin D bằng cách cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng mỗi ngày khoảng 10 – 30 phút.

Xây dựng những thói quen tốt cho trẻ

– Tạo cho trẻ thói quen đi ngủ và thức giấc vào một giờ nhất định mỗi ngày, đặc biệt không được chênh lệch giữa các ngày trong tuần và cuối tuần quá 1 – 1.5 tiếng.

– Dành thời gian cho trẻ được thư giãn trước khi đi ngủ ví dụ như cho con tắm, ngâm chân với nước ấm hoặc bạn có thể đọc sách, kể chuyện cho con nghe.

– Không cho trẻ ăn quá no hay quá đói hoặc uống những đồ uống chứa caffein trước khi đi ngủ.

– Giảm thiểu các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến giấc ngủ của trẻ như tiếng ồn, âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…

– Tránh cho trẻ xem tivi, máy tính, điện thoại di động trong thời gian ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ.

– Không dọa nạt, quát mắng, kể chuyện ma hoặc cho trẻ xem phim kinh dị trước khi đi ngủ vì điều này có thể khiến trẻ lo lắng, sợ hãi và dễ bị khó ngủ.

– Chú ý đến giấc ngủ trưa của trẻ, không để trẻ ngủ qua lâu, tốt nhất chỉ nên ngủ 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày.

– Khuyến khích trẻ thường xuyên tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Cha mẹ phải làm gì để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn?
Cha mẹ phải làm gì để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn?

Khi nhận thấy trẻ khó ngủ về đêm, cha mẹ nên cho con đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác căn nguyên, từ đó có hướng can thiệp thích hợp. Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng những giải pháp trong bài viết trên để giúp con yêu mau chóng thoát khỏi tình trạng này. Khi cần hỗ trợ, cải thiện giấc ngủ cho bé về đêm, Cha Mẹ có thể liên hệ Trung Tâm Kiên Nhân để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM DẠY TRẺ TỰ KỶ KIÊN NHÂN

Địa chỉ: 114, Ngõ 31 Lương Định Của, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 098.689.9986 – 090.818.1977

Email: info@trungtamkiennhan.com

Website: https://trungtamkiennhan.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamkiennhan/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *