Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the woosidebars domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/cvihprnchosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 6121
Tăng Động Giảm Chú Ý và Những Con Số Đáng Chú Ý - Trung Tâm Dạy Trẻ Tự Kỷ Kiên Nhân

Tăng Động Giảm Chú Ý và Những Con Số Đáng Chú Ý

tre tang dong 8

Người ta chỉ biết, tăng động là nghịch ngợm, là kém tập trung chú ý trong học tập. Nhưng những con số “biết nói” trong bài viết dưới đây của Trung Tâm Kiên Nhân sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, từ đó có hướng can thiệp đúng cách cho con.

Tăng động giảm chú ý và những con số thống kê

Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho thấy:

Tăng động giảm chú ý và những con số thống kê
Tăng động giảm chú ý và những con số thống kê

– Khoảng 5.3% trẻ em trên thế giới được chẩn đoán mắc chứng tăng động giảm chú ý và tỉ lệ này ngày càng gia tăng theo từng năm.

– Nguy cơ mắc tăng động giảm chú ý ở các bé trai cao gấp 2 – 3 lần so với bé gái.

– 2.5% người trưởng thành trên thế giới mắc chứng tăng động và có khoảng 25% trong số đó đã từng được chẩn đoán bệnh từ thời thơ ấu.

– Độ tuổi trung bình được chẩn đoán tăng động là tuổi, nhưng các triệu chứng đầu tiên của chứng bệnh này có thể xuất hiện từ 3 – 11 tuổi, thậm chí ở độ tuổi nhỏ hơn.

Thực trạng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ

Điều trị tăng động giảm chú ý bao gồm trị liệu hành vi và dùng thuốc. Đối với trẻ dưới 6 tuổi, các chuyên gia thuộc Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị nên ưu tiên giáo dục hành vi trước khi chỉ định thuốc. Việc dùng thuốc tây chỉ áp dụng với những trường hợp các biểu hiện đã quá nặng, khó kiểm soát hoặc trẻ từ 6 tuổi trở lên. Kết quả cuộc khảo sát tại Mỹ năm 2016 cho thấy:

Thực trạng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ
Thực trạng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ

– 77% trẻ tăng động giảm chú ý được can thiệp điều trị tích cực, trong đó có 30% trẻ dùng thuốc đơn độc, 15% trẻ được điều trị hành vi và 32% số trẻ còn lại kết hợp cả hai phương pháp.

– 23% trẻ dù có biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý nhưng không được chẩn đoán và điều trị.

Ngoài ra, theo thống kê tính đến năm 2007, chi phí điều trị tăng động giảm chú ý đã tăng lên đến 42 tỷ đô la. Chi phí này không chỉ cho thuốc mà còn để giải quyết các vấn đề khác gồm: chi phí giáo dục, chi phí chăm sóc sức khỏe,…

Tăng động giảm chú ý và những rối loạn phát triển mắc kèm

Một số nghiên cứu của CDC vào các năm 2006, 2007 cho thấy, có rất nhiều trẻ tăng động mắc kèm ít nhất một hoặc nhiều rối loạn thần kinh khác khiến trẻ càng gặp nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống, cụ thể như sau:

Tăng động giảm chú ý và những rối loạn phát triển mắc kèm
Tăng động giảm chú ý và những rối loạn phát triển mắc kèm

– Khiếm khuyết trong học tập (46%): Khả năng đọc, viết, hiểu, tính toán kém khiến trẻ khó nắm bắt hết kiến thức mà giáo viên truyền đạt, kết quả là học hành sa sút, không theo kịp bạn bè đồng trang lứa

– Rối loạn hành vi chống đối (40,6%): Trẻ có hành động, thái độ mang tính chất đối kháng, không chịu hợp tác, nói dối, kèm theo đó là sự hung hăng, bốc đồng.

– Rối loạn lo âu, trầm cảm (14%): Trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, stress kéo dài. Những cảm xúc này khiến trẻ giảm hứng thú, mất tập trung và ảnh hưởng đến khả năng tạo dựng, duy trì mối quan hệ bạn bè.

– Rối loạn giấc ngủ (65%): Đa phần trẻ tăng động đều gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, trằn trọc và hay tỉnh giấc về đêm.

– Rối loạn lưỡng cực (19.4%): Trẻ có thể đang vui vẻ, phấn khích, đột nhiên buồn rầu, chán nản mà không rõ lý do.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã có thể hiểu hơn về chứng tăng động giảm chú ý cũng như lựa chọn được giải pháp điều trị hiệu quả nhất giúp con yêu mau kiểm soát hành vi, cảm xúc và sớm thoát khỏi chứng bệnh này. Khi cần hỗ trợ, Hãy liên hệ Trung tâm Dạy trẻ Tự Kỷ Hà Nội Kiên Nhân chúng tôi để được tư vấn tận tình.

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM DẠY TRẺ TỰ KỶ KIÊN NHÂN

Địa chỉ: 114, Ngõ 31 Lương Định Của, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 098.689.9986 – 090.818.1977

Email: info@trungtamkiennhan.com

Website: https://trungtamkiennhan.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamkiennhan/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *