Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the woosidebars domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/cvihprnchosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 6121
Bạn Có Đang Nhầm Lẫn Tăng Động Giảm Chú Ý và Hành Vi Xấu của Trẻ ? - Trung Tâm Dạy Trẻ Tự Kỷ Kiên Nhân

Bạn Có Đang Nhầm Lẫn Tăng Động Giảm Chú Ý và Hành Vi Xấu của Trẻ ?

TRE TU KY TRAM CAM 11 trungtamkiennhan.com

Nhiều người cho rằng, khi trẻ nghịch ngợm quá nhiều, hay bốc đồng, nóng nảy, hung hăng và thiếu tập trung chú ý,… thì đều được coi là những đứa trẻ hư hoặc do cha mẹ nuông chiều quá mức nên có những hành vi “xấu”. Vậy quan điểm này có đúng hay không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Trung Tâm Dạy Trẻ Tự Kỷ Kiên Nhân.

Mục Lục

Trẻ tăng động giảm chú ý không phải là trẻ “hư”

Khi con nghịch ngợm, hiếu động, thiếu tập trung, không biết nghe lời, hung hăng, nóng nảy,… thậm chí là phá phách, đánh bạn bè, chắc hẳn nhiều phụ huynh sẽ cho rằng con mình hư hoặc vợ chồng đổ lỗi cho nhau vì dạy con không tốt.

Trẻ tăng động giảm chú ý không phải là trẻ “hư”
Trẻ tăng động giảm chú ý không phải là trẻ “hư”

Nhưng thực chất, trẻ tăng động giảm chú ý không hề “cố tình” có những hành vi như vậy, vấn đề là do não bộ của trẻ luôn trong trạng thái kích thích nên rất khó kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình. Bởi vậy, mọi người đừng vội “gán tội” là trẻ hư hay có những thói quen xấu, mà thay vào đó hãy cùng con rèn luyện, sửa chữa để sớm trở thành những người con ngoan, trò giỏi.

Chỉ trích hành vi “sai trái” của trẻ – Đó không phải là cách làm hay

Một nghiên cứu được thực hiện tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho thấy, việc cha mẹ chỉ trích hay tỏ thái độ gay gắt với trẻ vì những hành vi “sai trái” chỉ khiến các triệu chứng tăng động giảm chú ý trở nên tồi tệ hơn.

Chỉ trích hành vi “sai trái” của trẻ - Đó không phải là cách làm hay
Chỉ trích hành vi “sai trái” của trẻ – Đó không phải là cách làm hay

Khi bị cha mẹ trách phạt, đánh mắng, trẻ có thể ngồi yên và biết sợ ngay tại thời điểm đó, nhưng về lâu dài, biện pháp này sẽ phản tác dụng. Trẻ sẽ trở nên lỳ lợm, bốc đồng, nghịch ngợm hơn, có tâm lý và hành động chống đối lại, thậm chí là nổi nóng, tức giận, cãi lời cha mẹ. Bởi vậy, việc chỉ trích, trách phạt trẻ không phải lựa chọn hay.

Hãy khen thưởng, tán dương những việc làm tốt của trẻ

Lời khen ngợi được ví như “hạt giống tâm hồn”, gieo vào trong suy nghĩ của trẻ những điều tích cực. Bởi vậy, thay vì cứ quá tập trung vào sai lầm của trẻ, cha mẹ hãy dành những lời tán dương và khen thưởng mỗi khi trẻ làm được một việc tốt. Bạn nên đặt ra các quy tắc thưởng rõ ràng cho con ngay từ đầu và dạy con cách tôn trọng cũng như thực hiện đúng các quy tắc đó.

Chẳng hạn khi con đạt điểm 10 hoặc hoàn thành tất cả các bài tập trước thời hạn quy định, hãy tặng con 1 ngôi sao để sau này đổi phần thưởng. Ví dụ đạt 5 ngôi sao sẽ được ăn món yêu thích, 10 ngôi sao sẽ được đi chơi công viên… Điều này sẽ giúp trẻ định hướng được mục tiêu cho bản thân để tiếp tục cố gắng, phấn đấu hơn nữa.

Cha mẹ nên làm gì để kiểm soát cảm xúc của chính mình?

Mỗi khi con nghịch ngợm hay có hành vi sai trái, chắc hẳn không phải phụ huynh nào cũng có thể giữ bình tĩnh và việc nổi nóng, la mắng trẻ là điều dễ xảy ra. Tuy nhiên, việc làm này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và càng khiến trẻ lặp lại nhiều hành vi sai trái hơn. Bởi vậy, các bậc phụ huynh hãy kiểm soát cảm xúc của chính mình bằng các cách sau:

Hiểu rằng trẻ không cố ý có những hành vi sai trái

Dù trẻ tăng động giảm chú ý có nghịch ngợm thế nào thì bạn cũng đừng xem đó là hành vi xấu, bởi trẻ không hề cố ý muốn chọc tức bạn hay mong muốn điều này xảy ra. Do đó, thay vì nổi nóng, cáu gắt, cha mẹ hãy nhìn nhận những hành vi của trẻ ở một khía cạnh khác để có thể cảm thông cho trẻ.

Giữ bình tĩnh trước mọi hành vi của trẻ

Suy nghĩ cảm thông và hiểu đúng mực về bệnh sẽ khiến cha mẹ giữ được sự bình tĩnh và khoan dung với trẻ hơn. Mỗi khi cảm thấy tức giận, hãy hít sâu, thở chậm hoặc tạm thời rời đi chỗ khác, đợi đến khi “nguôi ngoai” cơn giận thì hãy quay lại trò chuyện, giảng giải để con hiểu.

Lắng nghe để thấu hiểu và cảm thông với trẻ

Mọi hành vi của trẻ đều có lý do, bởi vậy hãy lắng nghe tâm sự của trẻ để hiểu rõ những khó khăn mà trẻ đang trải qua, từ đó cảm thông với trẻ và dễ dàng kiểm soát hành vi của chính mình.

Chỉ có bạn mới có thể hiểu rõ những tài năng, sự sáng tạo và phẩm chất tốt đẹp ẩn dấu sau những hành vi nghịch ngợm, bốc đồng và thường bị nhầm lẫn với “hành vi xấu” của trẻ. Bởi vậy, hãy luôn tin tưởng vào trực giác của chính mình để cảm thông, chia sẻ cùng trẻ, đồng thời lựa chọn những chiến lược tốt nhất giúp con mau chóng cải thiện hành vi, kiểm soát cảm xúc và sớm thoát khỏi chứng bệnh này.

Nhiều người cho rằng, khi trẻ nghịch ngợm quá nhiều, hay bốc đồng, nóng nảy, hung hăng và thiếu tập trung chú ý,… thì đều được coi là những đứa trẻ hư hoặc do cha mẹ nuông chiều quá mức nên có những hành vi “xấu”. Vậy quan điểm này có đúng hay không? Hãy liên hệ với Chúng tôi – Trung Tâm Hỗ Trợ Trẻ Tăng Động Kiên Nhân để có được những tư vấn chính xác nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *