Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the woosidebars domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/cvihprnchosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 6121
Tăng Động Giảm Chú Ý Có Phải Bệnh Không ? - Trung Tâm Dạy Trẻ Tự Kỷ Kiên Nhân

Tăng Động Giảm Chú Ý Có Phải Bệnh Không ?

tre tang dong 7

Bác sĩ Richard Saul – chuyên gia thần kinh học hành vi đã từng chia sẻ trong một cuốn sách của mình rằng: “Bệnh tăng động giảm chú ý không hề tồn tại và việc uống thuốc chỉ gây thêm nhiều tác hại cho trẻ”. Liệu quan điểm của ông có đúng hay không? Và thực chất tăng động giảm chú ý là gì? Câu trả lời sẽ có ngay tại bài viết sau của Trung tâm Dạy trẻ Tự kỷ Hà Nội.

Mục Lục

Tăng động giảm chú ý không phải là “bệnh”!

Trong công trình nghiên cứu đã được viết thành sách vừa xuất bản tại Chicago, bác sĩ Richard Saul đã đưa nhiều luận điểm trái ngược về chứng tăng động giảm chú ý và nó đã trở thành một “cú sốc” lớn đối với nền y học hiện đại.

Với hơn 50 năm kinh nghiệm trong chăm sóc, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân, ông cho rằng không hề tồn tại căn bệnh nào được gọi tăng động giảm chú ý. Theo ông, định nghĩa về tăng động giảm chú ý ngày càng phổ biến và bị “lạm dụng” trong nhiều năm trở lại đây là do chúng ta chưa thực sự đi sâu tìm hiểu kỹ về căn nguyên khiến trẻ có các biểu hiện như mất tập trung, nghịch ngợm, hiếu động quá mức, chân tay ngọ nguậy liên tục, nói năng thiếu chừng mực,…

Thực tế, tăng động giảm chú ý không phải là bệnh mà đây là một hội chứng hay một rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ, đặc trưng bởi sự khó kiểm soát về hành vi, cảm xúc. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, việc học tập và chất lượng cuộc sống cũng như tương lai sau này của trẻ. Do đó, chứng tăng động giảm chú ý vẫn cần được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời.

Lạm dụng thuốc trong điều trị tăng động giảm chú ý sẽ rất nguy hiểm

Nhiều phụ huynh cho rằng, con mắc chứng tăng động giảm chú ý thì nhất định phải sử dụng thuốc tây. Đây là quan điểm chưa thực sự chính xác. Bởi lẽ, theo khuyến cáo của Hiệp hội tâm thần – thần kinh Mỹ, thuốc chỉ được kê đơn trong trường hợp trẻ trên 6 tuổi hoặc các biểu hiện đã trở nên trầm trọng.

Tại Anh, quy định với các chất kích thích được dùng để điều trị tăng động giảm chú ý (ví dụ Ritalin) đã được tăng gấp đôi cho trẻ em từ năm 2003 đến 2008. Thuốc được xếp vào nhóm kích thích bởi chúng có tác dụng kích thích một số bộ phận của não đang không hoạt động thường xuyên và chính điều này có thể gây ra một loạt tác dụng phụ đến trẻ.

Lạm dụng thuốc trong điều trị tăng động giảm chú ý sẽ rất nguy hiểm
Lạm dụng thuốc trong điều trị tăng động giảm chú ý sẽ rất nguy hiểm

Bởi nếu không điều trị tận gốc nguyên nhân mà thay vào đó lại cho dùng chất kích thích thì tình trạng tăng động của trẻ có thể trở nên tồi tệ hơn. Tác dụng phụ của các chất kích thích là rất tai hại, bao gồm: chán ăn gây thiếu chất cho quá trình phát triển, rối loạn giấc ngủ làm trẻ mệt mỏi, không chú ý được việc gì, thậm chí là bị lo lắng, khó chịu, căng thẳng, dậy thì trễ… Sử dụng lâu dài cũng làm tăng nguy cơ nhờn thuốc, càng về sau trẻ càng phải dùng liều cao hơn, nặng hơn, điều này dễ làm hỏng bộ nhớ và sự tập trung.

Mặt khác, không phải trẻ nào cũng đáp ứng tốt với thuốc và nguy cơ tái phát cũng khá cao khi ngưng điều trị. Bởi vậy, trước khi lựa chọn sử dụng thuốc cho trẻ tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng, đồng thời tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc của trẻ.

Cha mẹ nên làm gì khi con được chẩn đoán tăng động giảm chú ý?

Khi con được chẩn đoán tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần bình tĩnh, không nên quá nóng vội, bởi trên thực tế nếu được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, trẻ hoàn toàn có thể cải thiện hành vi, kiểm soát cảm xúc. Và để điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả, cha mẹ cần kết hợp chặt chẽ, linh hoạt nhiều liệu pháp khác nhau, bao gồm:

Cha mẹ nên làm gì khi con được chẩn đoán tăng động giảm chú ý?
Cha mẹ nên làm gì khi con được chẩn đoán tăng động giảm chú ý?

Giáo dục hành vi cho trẻ Tăng động giảm chú ý

Giáo dục hành vi là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong mọi phác đồ điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ. Liệu pháp này dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Tạo thói quen tốt cho trẻ, yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ theo một kế hoạch cụ thể, chi tiết.
  • Thường xuyên khen ngợi, tán dương hoặc tặng thưởng khi trẻ làm được việc tốt nhằm tạo động lực giúp trẻ tiếp tục cố gắng hơn nữa.
  • Thay vì trách mắng, quát phạt khi trẻ có hành vi sai trái, cha mẹ nên khuyên bảo nhắc nhở nhẹ nhàng để trẻ hiểu và dần tự sửa chữa.
  • Luôn đưa ra các quy tắc rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn để trẻ có thể hiểu rõ những gì cha mẹ mong muốn ở mình, từ đó mà nỗ lực thực hiện.
  • Giao việc cho trẻ để trẻ có cảm giác về trách nghiệm và nâng cao lòng tự trọng.
  • Dành thời gian trò chuyện, tâm sự cùng trẻ để hiểu rõ những khó khăn của trẻ, từ đó đưa ra những lời khuyên giúp trẻ vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
  • Khuyến khích trẻ thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần.

Thiết lập chế độ ăn uống khoa học cho trẻ Tăng động giảm chú ý

Về ăn uống:

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ cải thiện hành vi, kiểm soát cảm xúc. Chúng tôi đã từng gặp một cậu bé 10 tuổi có biểu hiện của rối loạn chú ý, mất tập trung, bồn chồn khi làm việc gì đó. Dường như cậu bé không có chút lo lắng gì về kết quả học tập đang giảm sút, thay vào đó là cảm giác “quá mệt mỏi” với hoạt động thể thao, kể cả những thứ trước đây bé rất thích.

Cậu bé được chẩn đoán là bị tăng động giảm chú ý và phải uống thuốc tây trong vòng một năm. Tuy nhiên, nỗi thất vọng của giáo viên và người mẹ về thái độ của cậu vẫn không có gì thay đổi. Sau khi tiến hành xét nghiệm máu, kết quả là cậu bị thiếu sắt do ăn quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, ít chất sắt. Và ngay sau khi được bổ sung đủ lượng sắt với các thực phẩm phù hợp, thành tích và thái độ học tập của cậu bé cũng đã được cải thiện đáng kể.

Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến chế độ ăn của con như sau:

– Tăng cường thực phẩm chứa nhiều protein như thịt nạc, cá, hải sản,… nhằm cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho não bộ trẻ.

– Bổ sung axit béo Omega – 3 qua một số loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, hạt óc chó, dầu oliu,…

– Chú trọng tới các loại thực phẩm giàu khoáng chất kẽm, sắt, magie,… như thịt nạc, gia cầm, hải sản, đậu nành, các loại hạt,…

– Hạn chế trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga,… hay các đồ ăn thức uống chế biến sẵn, nhiều chất phụ gia, bảo quản.

– Tránh các loại thực phẩm chứa các chất kích thích như cà phê, trà đặc, nước giải khát, nước tăng lực,…

Về giấc ngủ:

Lý do phổ biến khác của tăng động, đôi khi chỉ đơn giản là do trẻ thiếu ngủ. Người lớn cần ngủ ít nhất 7 tiếng, còn trẻ em cần từ 10 đến 11 tiếng mỗi ngày. Nếu không ngủ đủ, trẻ cũng sẽ phải đối mặt với sự kém tập trung chú ý và ghi nhớ, hiếu động thái quá vào ban ngày.

Mặt khác, các thiết bị công nghệ thông minh cũng thường khiến cho trẻ bỏ lỡ giấc ngủ. Ánh sáng phát ra từ màn hình máy tính, điện thoại, ti vi… có thể phá vỡ nhịp sinh học làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Do vậy, hãy tạo lập cho trẻ một thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ, đồng thời lưu ý hạn chế tối đa việc sử dụng thiết bị điện tử trong ngày.

Mặc dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và can thiệp sớm, tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tương lại sau này của trẻ. Bởi vậy, ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện nghi ngờ, hãy đưa con đi khám, đồng thời áp dụng những giải pháp kể trên để giúp con mau chóng kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình.

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM DẠY TRẺ TỰ KỶ KIÊN NHÂN

Địa chỉ: 114, Ngõ 31 Lương Định Của, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 098.689.9986 – 090.818.1977

Email: info@trungtamkiennhan.com

Website: https://trungtamkiennhan.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamkiennhan/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *