Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the woosidebars domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/cvihprnchosting/public_html/wp-includes/functions.php on line 6121
#1 Biểu Hiện Như Nào Được Đánh Giá Là Trẻ Chậm Nói ?

Như Nào Được Đánh Giá Là Trẻ Chậm Nói ?

tantrum 5709c4925f9b5814080fff17 bdsbinhthuan.net

Trẻ chậm nói là khi khả năng ngôn ngữ chậm và kém hơn so với mốc phát triển ngôn ngữ thông thường ở trẻ. Nhiều gia đình chủ quan nhưng cũng có các gia đình lại lo lắng quá mức.

Nhiều gia đình đưa con đến trung tâm dạy trẻ chậm nói tại Hà Nội khi con bắt đầu vào học lớp 1, thậm chí đã học lớp 2, lớp 3… nhưng khả năng ngôn ngữ của con chỉ tương đương với trẻ 3 tuổi…

Trẻ chậm nói là khi khả năng ngôn ngữ chậm và kém hơn so với mốc phát triển ngôn ngữ thông thường ở trẻ
Trẻ chậm nói là khi khả năng ngôn ngữ chậm và kém hơn so với mốc phát triển ngôn ngữ thông thường ở trẻ

Khi cha mẹ thấy không thể “chờ để con có thể nói bình thường như các bạn khác được nữa” thì lúc đấy con đã 7 tuổi, 8 tuổi rồi…Như vậy, đồng nghĩa với việc cha mẹ đã bỏ qua thời gian can thiệp sớm quan trọng cho con. Chậm nói ở trẻ sẽ làm chậm phát triển ngôn ngữ diễn đạt cũng như ngôn ngữ nghe – hiểu, ngôn ngữ là vốn liếng giúp cho bé thành công trong việc học.

Mục Lục

Những Biểu Hiện Của Trẻ Chậm Nói

Trẻ chậm nói có hai khả năng: chậm nói đơn thuần và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ. Vậy, là cha mẹ, chúng ta cần làm gì khi thấy con mình chậm nói hơn so với các bạn cùng tuổi.

Đầu tiên, cha mẹ cần đưa con đến những trung tâm giáo dục đặc biệt để được đánh giá, xác định tình trạng chậm nói của con

Cha mẹ cần có kiến thức, cần tham gia vào quá trình dạy con, cha mẹ cần được tư vấn, đọc tài liệu, tham gia hội thảo…Cha mẹ luôn là người tích cực và nuôi dạy con hiệu quả nhất! Cha mẹ cần tìm hiểu các mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ để có thể nhận biết được con của chính mình có đang phát triển ngôn ngữ 1 cách bình thường hay trẻ chậm nói.

Trẻ chậm nói có hai khả năng: chậm nói đơn thuần và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ.
Trẻ chậm nói có hai khả năng: chậm nói đơn thuần và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ.

Để có thể có những can thiệp kịp thời, không để bé bị chậm phát triển về ngôn ngữ, chúng ta phải phát hiện sớm, kiến thức về quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp bằng lời nói sẽ giúp cho phụ huynh biết trẻ của mình đang ở đâu – bình thường hay chậm hơn so với chuẩn. Quá trình phát triển nghe – nói được xây dựng từ lúc trẻ còn rất nhỏ, và từng giai đoạn nếu trẻ có biểu hiện phát triển chậm hoặc không phù hợp là cần phải can thiệp chứ không chờ đến 3-4 tuổi hay 7 tuổi, 8 tuổi….

Những Báo Động về Trẻ Chậm Nói Phụ Huynh Cần Lưu ý

Trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi

• Không bập bẹ: bập bẹ là trẻ có thể phát ra một chuỗi các âm thanh như “baba”, “măm măm”
• Không bắt chước động tác hoặc âm thanh con vật, đồ vật như ò ó o (tiếng gà gáy), gâu gâu (tiếng chó sủa), um – bò (tiếng bò kêu).
• Khó cho ăn (6-12 tháng): chỉ bú bình, không thể đút muỗng.
• Không cùng chú ý: không nhìn theo hướng ba/mẹ muốn chỉ trỏ cho bé thấy.
• Không đáp ứng khi gọi tên: khi bé được 6 tháng tuổi, gọi tên bé biết quay lại.
• Có bệnh sử nhiễm trùng tai, viêm tai giữa tái đi tái lại.

Những Báo Động về Trẻ Chậm Nói Phụ Huynh Cần Lưu ý
Những Báo Động về Trẻ Chậm Nói Phụ Huynh Cần Lưu ý

Trẻ từ 1 đến 2 tuổi

• Giới hạn từ vựng (2 tuổi có khoảng 250 từ): vốn từ diễn đạt rất ít, chỉ dùng được vài từ để giao tiếp.
• Không thể nghe – hiểu làm theo một yêu cầu đơn giản, ví dụ “Đưa mẹ gấu bông!”.
• Nói lắp thường xuyên.
• Có những kiểu chơi rập khuôn lặp đi lặp lại, khác thường, ví dụ như chơi quay quay bánh xe đồ chơi, ít tương tác với mọi người xung quanh.
• Khó cho ăn.

Trẻ từ 2 đến 3 tuổi

• Không nói được cụm từ 2-3 từ, ví dụ “Ba đi chơi!”.
• Người lạ chỉ hiểu được 50% những gì bé nói.
• Nói lắp.
• Không làm theo lời hướng dẫn.
• Có những kiểu chơi khác thường, tương tác xã hội kém.

Trẻ từ 3 đến 4 tuổi

• Không nói được câu 4-5 từ ví dụ” Con muốn đi chơi”.
• Lời nói khó hiểu với ba mẹ
• Không thể trả lời một số câu hỏi.
• Không làm theo lời hướng dẫn.
• Có những kiểu chơi bất thường, tương tác xã hội kém.

Chữa Cho Trẻ Bị Chậm Nói ở Đâu ?

Chữa Cho Trẻ Bị Chậm Nói tại Hà Nội

TRUNG TÂM TƯ VẤN TÂM LÝ, CAN THIỆP VÀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP KIÊN NHÂN

Chuyên nhận dạy các trẻ Tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển, khuyết tật trí tuệ…

Địa chỉ: Phòng 114, Ngõ 31 Lương Định Của, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

Hotline (24/7): 0986899986

Email: trungtamkiennhan.com@gmail.com

Website : https://trungtamkiennhan.com

Chữa Cho Trẻ Bị Chậm Nói tại TP. HCM

Đang cập nhật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *